Góc nhìn thị trường

Báo cáo tổng hợp thông tin thị trường du lịch Phan Thiết năm 2021

Nếu đang tìm hiểu về thị trường BĐS đầu tư Phan Thiết, hẳn là anh chị sẽ rất quan tâm đến những số liệu thực tế thống kê về tiềm năng khai thác phát triển kinh tế, du lịch tại vùng đất này.

Và để giúp anh chị tiết kiệm tối đa thời gian tìm hiểu, nghiên cứu mà vẫn có được cái nhìn toàn cảnh, chính xác nhất về thị trường đầy tiềm năng này, ở bài viết dưới đây Nghĩa sẽ đi tổng hợp lại dưới dạng báo cáo những thông tin tổng hợp về thị trường du lịch Phan Thiết từ 2018 đến nay.

Hi vọng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp anh chị có được những lựa chọn đầu tư khôn ngoan và có lợi nhất tại thị trường đầy tiềm năng này.

Thống kê về khách du lịch và các chính sách phát triển du lịch nổi bật tại Phan Thiết

1. Lượt khách đến Phan Thiết từ 2018 đến 6 tháng đầu năm 2021

Phan Thiết được bình chọn là 1 trong 10 đô thị du lịch đẹp nhất Việt Nam

Năm 2018

Phan Thiết đón khoảng 5,7 triệu khách tham quan, tương đương với lượng khách du lịch đến Nha Trang, Đà Nẵng và gấp gần 1,5 lần lượng khách ghé thăm Phú Quốc trong năm này.

Năm 2019

Phan Thiết Bình Thuận đón khoảng 3 triệu lượt khách ghé thăm chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng 12,37% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, riêng  khách quốc tế đạt 376 nghìn lượt tham quan.

Năm 2020

9 Tháng năm 2020 lượt khách đến Bình Thuận ước đạt 2.066.500 lượt, với doanh thu ước đạt 838,5 tỷ đồng. Tăng 15,07% so với tháng trước và giảm 33,89% so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng của dịch Covid, lũy kế 9 tháng năm 2020 của Bình Thuận đạt khoảng 6.714,6 tỷ đồng, giảm 40,12% so với cùng kỳ năm 2019.

Năm 2021

Riêng tháng 04/2021 bất chấp những bất lợi của dịch Covid, vẫn có 45.600 lượt khách ghé thăm Bình Thuận, tăng 417% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó riêng khu vực Hàm Tiến- Mũi Né,Phan Thiết đón hơn 27.500 lượt khách, trong đó 1.543 lượt khách quốc tế.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, Toàn tỉnh Bình Thuận ước đón khoảng 1.750.000 lượt khách (đạt 36,8% kế hoạch đề ra, tăng 1.13% so cùng kỳ 2020).Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt khoảng 3.700 tỷ đồng.

Mục tiêu đến 2025

Bình Thuận phấn đấu đón 9 triệu lượt khách tham quan. Trong đó bao gồm 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu mục tiêu đạt 24.000 tỷ đồng.

Mục tiêu đến 2030

Phan Thiết đặt mục tiêu đón 14,5 triệu lượt khách với 2,5 triệu khách quốc tế. Doanh thu dự kiến đạt 50.000 tỷ đồng.

Với những tiềm năng phát triển vượt trội của mình, năm 2020, Phan Thiết- Mũi Né được trang thông tin điện tử du lịch Theculturetrip (Anh) bình chọn là 1 trong 10 đô thị du lịch đẹp nhất Việt Nam

2. Cập nhật về các chính sách pháp luật liên quan đến phát triển du lịch Phan Thiết

Năm 2013

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Trong đó, xác định Mũi Né là khu du lịch quốc gia thuộc không gian du lịch biển Nam Trung bộ. Đồng thời, ưu tiên phát triển Bình Thuận theo hướng là trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm quốc gia.

Giai đoạn 2016 – 2020

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 09 về phát triển du lịch đến năm 2020. Trong đó đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cụ thể là phát triển du lịch Phan Thiết theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại có trọng điểm và phát triển theo chiều sâu nhằm đảm bảo cả chất lượng lẫn hiệu quả, vừa khẳng định thương hiệu vừa nâng cao khả năng cạnh tranh với các thị trường du lịch khác trong và ngoài nước.

Phan Thiết được quy hoạch trở thành trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm vóc quốc gia

Năm 2018

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu đưa Khu du lịch quốc gia Mũi Né Phan Thiết trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, là một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2030. Trong đó, khu du lịch Hòn Rơm – Mũi Né sẽ phát triển các hoạt động thể thao giải trí và thể thao biển như: ca nô dù kéo, cano kéo diều, canô lướt ván, lướt ván diều, lướt ván buồm, dù lượn, câu cá, tàu đáy kính, môtô nước, thuyền buồm; cùng với đó là hoạt động trên cạn như việt dã, trượt đồi cát, xe đạp, Marathon và thể thao giải trí.

Cũng trong năm 2018, thủ tướng phê duyệt định hướng phát triển Phan Thiết là trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm quốc gia cũng như kêu gọi đầu tư phát triển du lịch – thể thao biển có hiệu quả giai đoạn 2021 – 2025 tại khu vực này. Trong đó, thành phố cần tập trung đầu tư xây dựng  phát triển du lịch biển có trọng tâm, trọng điểm các sản phẩm du lịch – thể thao biển đặc trưng.

Năm 2019

Bình Thuận tiếp nhận đề án “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 tầm nhìn 2030” do Mckinsey & Company xây dựng và tư vấn. Đây cũng là đơn vị tư vấn thành công cho tỉnh Quảng Ninh phát triển du lịch trước đó.

Năm 2020

Ngày 24/8/2020 Nhằm kỷ niệm 25 năm Ngày Du lịch Bình Thuận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mũi Né.

Tháng 5/2020, Bình Thuận phê duyệt quy hoạch mở rộng thành phố Phan Thiết tầm nhìn 2040. Mục tiêu đến năm 2025- 2030 đưa Phan Thiết trở thành đô thị loại I và trở thành trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia và vùng Nam Trung Bộ.

3. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại Phan Thiết

Trong năm 2021, Bình Thuận đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tập trung triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa.

Bình Thuận đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch tại Phan Thiết

Nổi bật nhất là chương trình “Oh Wow! Mũi Né”  nhằm quảng bá hình ảnh về du lịch Bình Thuận như là một điểm đến “An toàn-Thân thiện-Chất lượng”. Trong đó, chương trình này vận động các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, điểm tham quan và các dịch vụ có liên quan như vận chuyển, ăn uống, mua sắm, giải trí, thể thao biển,…trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình thẻ Vip “Oh Wow! Mũi Né” được hưởng ưu đãi lên đến 50% trong thời gian 3 năm (2020-2022) tất cả các dịch vụ cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Bình Thuận.

Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi trên các kênh quảng bá và được bảo chứng dịch vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội du lịch.

Phối hợp thực hiện chuyên mục du lịch Bình Thuận “Về miền gió cát” phát trên kênh VTV9, Truyền hình Việt Nam khu vực Nam bộ VTV1;

Phối hợp xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông với Báo Bình Thuận, Tạp chí Du lịch…

Bên cạnh đó, Bình Thuận cũng tổ chức 3 chuyến khảo sát, truyền thông tại các địa phương: Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết và Hàm Thuận Nam nhằm xây dựng các chương trình xúc tiến tại chỗ hướng tới thị trường nội địa; tập trung giới thiệu thế mạnh du lịch, những “đặc sản”, di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa… của các địa phương trong tỉnh.

Thành phố cũng vận động doanh nghiệp tham gia “Tuần lễ Văn hóa – Du lịch Bình Thuận” tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy phát triển du lịch liên kết vùng, đưa Phan Thiết trở thành điểm đến tiềm năng của du khách trong và ngoài nước.

Tình hình thị trường khách sạn tại Phan Thiết hiện nay

Theo thống kê của tỉnh Bình Thuận, hiện trên toàn tỉnh có khoảng 600 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với nguồn cung khoảng 16.100 phòng.

Trong đó, có 79 cơ sở lưu trú được xếp hạng với 5.754 phòng.

Công suất phòng thực tế tại các khách sạn 4-5 sao ở Phan Thiết đạt gần 65%, tương đương với Hạ Long – Phú Quốc. Đồng thời, cao hơn so với Nha Trang, Đà Nẵng nhờ chưa chịu nhiều áp lực về nguồn cung (số liệu thống kê của CBRE)

Cũng theo báo cáo của CBRE, số phòng khách sạn 4-5 sao trên toàn tỉnh Bình Thuận hiện mới có khoảng 3.000 căn, bằng 30% số lượng khách sạn cùng phân khúc tại Nha Trang, Đà Nẵng. Trong đó, các khách sạn cao cấp này chủ yếu tập trung tại Mũi Né.

Nguồn cung khách sạn 4-5 sao tại Phan Thiết đang thiếu trầm trọng

Với lượng khách hiện tại, Phan Thiết còn thiếu gần 10.000 phòng khách sạn 4 – 5 sao.

Và dự kiến vào năm 2023 khi sân bay Phan Thiết hoàn thành, thành phố sẽ đón khoảng 10 triệu khách du lịch/năm thì cần bổ sung khoảng 16.000 phòng khách sạn 4-5 sao mới đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

Về nguồn cung trong tương lai, Bình Thuận có 387 dự án du lịch còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng 69.845 tỷ đồng. Trong đó có 187 dự án đã đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, Phan Thiết cũng bắt đầu đón nhận những dự án đầu tư hấp dẫn từ các CĐT lớn như FLC, Novaland, TMS, TTC với tổng vốn đăng ký của mỗi dự án trên 10.000 tỷ đồng, quy mô từ 500 ha trở lên.

Đặc biệt, với việc đang triển khai và sắp hoàn thiện tuyến cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết và sân bay Phan Thiết (dự kiến cùng hoàn thiện vào cuối năm 2022), thị trường du lịch Phan Thiết dự kiến sẽ bứt tốc mạnh mẽ trong thời gian tới.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về thị trường du lịch Phan Thiết 2021 mà Nghĩa và các cộng sự đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp lại. Hy vọng đây sẽ là những dữ liệu thực tế giúp anh chị có thêm cơ sở để đánh giá đúng đắn về tiềm năng phát triển của thị trường này. Qua đó đưa ra được những quyết định đầu tư tốt nhất cho chính mình.

Logo-hotline-trannghia

Nếu anh chị thấy những chia sẻ của Nghĩa hữu ích cho bạn bè và người thân, thì đừng ngần ngại chia sẻ thông tin này đến họ nhé. Hy vọng những chia sẻ của Nghĩa sẽ giúp anh chị có thêm kinh nghiệm để đầu tư đất nền an toàn và sinh lời hiệu quả hơn cho bản thân mình.

Đừng quên liên hệ với Nghĩa theo hotline để được tư vấn đầu tư miễn phí 24/7. Hoặc anh chị cũng có thể đặt câu hỏi ngay trong form dưới đây, Nghĩa và cộng sự sẽ trực tiếp phản hồi lại cho anh chị!

 

GỬI CÂU HỎI CHO NGHĨA
Nghĩa sẽ liên hệ ngay để giải đáp các thắc mắc của Anh, Chị

    CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Trả lời