Chưa được phân loại

Các phương pháp tính lãi suất khi vay ngân hàng

Hiện tại, việc vay vốn ngân hàng đã trở nên phổ biến với rất nhiều người Việt. Tuy vậy, nhiều khách hàng của Nghĩa, nhất là những anh chị mới vay vốn ngân hàng lần đầu tiên, thường hay bày tỏ nỗi băn khoăn, lo lắng không biết ngân hàng cho vay áp dụng cách tính lãi suất và dư nợ như thế nào? Liệu cách tính như vậy có lợi cho người vay hay không?

Để giúp anh chị được yên tâm nhất khi vay tiền ngân hàng, ở bài viết dưới đây, Nghĩa sẽ cùng anh chị đi nghiên cứu các phương pháp tính dư nợ và lãi suất khi vay ngân hàng cũng như những ưu và nhược điểm của chúng. Cụ thể như sau:

Thông thường, theo nghiên cứu của Nghĩa, hiện nay, tại các ngân hàng thường áp dụng hai phương pháp tính dư nợ và lãi suất như sau:

  • Tính lãi suất ngân hàng dựa trên dư nợ gốc
  • Tính lãi suất vay ngân hàng dựa trên dư nợ giảm dần

Tính lãi suất ngân hàng dựa trên dư nợ gốc

Đây được hiểu là cách tính lãi dựa trên số tiền mà anh chị vay ban đầu trong suốt thời gian vay vốn. Ở trường hợp này, lãi suất sẽ được tính theo công thức sau:

Lãi suất hàng tháng= Số tiền vay x Lãi suất/12 (tháng)

 

Ví dụ, nếu anh chị vay ngân hàng 100.000.000 đồng trong thời hạn 1 năm (tức 12 tháng). Thì, trong suốt thời gian này, lãi suất sẽ luôn được tính trên số tiền nợ gốc là 100.000.000 đồng và với mức lãi suất quy định là 12%/ năm.

Khi đó, áp dụng công thức trên, anh chị sẽ thấy mức lãi suất hàng tháng được tính như sau:

Lãi suất hàng tháng= 100.000.000×12%/12= 1.000.000 đồng

 

Như vậy, tổng số tiền anh chị sẽ phải trả mỗi tháng là: 100.000.000/12+ 1.000.000= 9.333.000 đồng

Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần

Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần

Đây là loại lãi suất tính trên số tiền anh chị còn nợ, sau khi đã trừ đi số tiền nợ gốc mà anh chị phải trả mỗi tháng trước đó. Về nguyên tắc, lãi suất ngân hàng sẽ được tính theo công thức sau:

Số tiền phải trả hàng tháng= Số tiền vay/thời gian vay+ Số tiền vay x lãi suất cố định hàng tháng

 

Ví dụ: Nếu anh chị vay 100.000.000 đồng, trong thời hạn 1 năm (12 tháng), lãi suất 12%/năm. Vậy số tiền mà anh chị phải trả gốc mỗi tháng sẽ là: 100.000.000/12= 8.333.333 đồng.

Theo đó, số tiền lãi tháng đầu tiên anh chị sẽ phải trả là: 8.333.333+ 100.000.000×12%/12= 9.333.000 đồng.

Tháng thứ hai, anh chị sẽ phải trả tổng số tiền cả gốc lẫn lãi là: 8.333.333+ (100.000.000- 8.333.333)x12%/12= 8.333.333+916.667=9.250.000 đồng.

Tháng thứ ba, anh chị sẽ phải trả tổng số tiền cả gốc lẫn lãi là 8.333.333 + ( 100.000.000- 8.333.333-8.333.333)x12%/12= 8.333.333 + 833.334= 9.166.667 đồng.

Vậy cách tính lãi suất vay ngân hàng nào sẽ có lợi cho người vay?

Nhìn vào kết quả trên, anh chị có thể đồng ý với Nghĩa rằng cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần sẽ có lợi cho người vay hơn.

Thực tế, theo nguyên tắc, dù tính lãi trên dư nợ gốc hay dư nợ giảm dần thì tổng giá trị khoản tiền nợ gốc mà khách hàng phải trả mỗi tháng là hoàn toàn bằng nhau, chỉ có tiền lãi suất mỗi tháng sẽ có cách tính khác nhau mà thôi. Theo đó, cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần sẽ thấp hơn so với cách tính lãi suất theo dư nợ gốc cố định.

Tuy nhiên, Nghĩa cũng cần lưu ý anh chị một vấn đề sau: đối với những khách hàng mua căn hộ VinCity Sportia, cách tính này sẽ có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể như sau:

Ví dụ: nếu anh chị có ý định mua 1 căn VinCity Sportia giá 2 tỉ, anh chị đóng 30% giá trị căn hộ , còn lại vay 70% (tương đương 1,4 tỉ) với gói vay thời hạn 35 năm. Anh chị được ưu đãi lãi suất đến ngày 31/8/2020. Cũng trong thời gian này, anh chị trả hết 400 triệu tiền gốc. Sang đến ngày 1/9/2020, anh chị còn nợ 1 tỉ tiền gốc.

Khi đó, nếu tính theo dư nợ giảm dần, bắt đầu từ ngày 1/9/2020, anh chị sẽ phải chịu mức lãi suất tính trên số tiền gốc là 1 tỉ và số tiền gốc này sẽ tiếp tục giảm dần đi qua mỗi tháng. Đây chỉ là điều mà hầu hết các khách hàng đều nghĩ.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Nghĩa thì với những khách hàng vay mua VinCity Sportia, phía ngân hàng sẽ tiếp tục tính lãi suất dựa trên khoản gốc là 1,4 tỉ và mỗi năm sẽ trừ đi một khoản tiền gốc nhất định trong tổng số 400 triệu mà anh chị đã đóng. Sau khi trừ hết khoản tiền này, ngân hàng mới bắt đầu tính lãi suất trên dư nợ giảm dần.

Vậy, với cách tính này, chắc chắn nhiều anh chị sẽ đặt câu hỏi liệu cách tính này có làm lợi cho ngân hàng và “thiệt” cho khách hàng hay không? Bản chất của cách tính này là gì? Nếu khách hàng không muốn cách tính lãi này thì liệu có cách nào yêu cầu ngân hàng tính lãi suất theo dư nợ giảm dần ngay từ đầu hay không?

Nếu anh chị cũng đang thắc mắc các vấn đề trên, hãy gọi ngay cho Nghĩa – chuyên gia tư vấn bất động sản cao cấp Vingroup để nhận được những lời giải đáp thỏa đáng nhất! Liên hệ ngay Nghĩa để đặt hẹn và được tư vấn miễn phí 24/24.:

Hotline: 0941.559.666

Email: nghiahhs@gmail.com

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời