Chuyên mục đất nền Phan Thiết, Quy hoạch, Tin tức

Thông tin chi tiết tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết mới nhất!

Tuyến đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được đánh giá là đặc biệt quan trọng đối với Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Đặc biệt, khi tuyến cao tốc được hoàn thiện sẽ rút ngắn hành trình từ TP HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết – Mũi Né một nửa (2 tiếng).

Dự án này cũng sẽ kết nối với sân bay Long Thành lớn nhất Châu Á. Những điều kiện thuận lợi này chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế, xã hội, du lịch Phan Thiết phát triển mạnh mẽ. Bài viết dưới đây Nghĩa sẽ thông tin chi tiết hơn cho anh chị về dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết để anh chị hiểu rõ hơn!

Thông tin chung về dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Tiến độ thi công Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết trên tổng thể trục cao tốc Bắc Nam

Dự án tuyến đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là dự án thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông. Đây là một trong 3 dự án thành phần vừa được chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP) sang đầu tư công. 

Thiết kế, chiều dài tuyến cao tốc 

Theo thiết kế, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có tổng chiều dài 99km. Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết chính thức khởi công vào tháng 9 năm năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông.

Đồng thời tại Dầu Giây thì tuyến Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây còn kết nối vào với Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương để tới Đà Lạt . Chiều dài toàn tuyến khoảng 99km, đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 51,5km qua các địa phương Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Khánh và Thống Nhất. Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 1.344 hộ, tái định cư là 208 hộ, trong đó Xuân Lộc 146 hộ, Cẩm Mỹ 44 hộ, Long Khánh 8 hộ và Thống Nhất 10 hộ.

Và điểm cuối kết nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại đoạn Km43+125 thuộc tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, đường cao tốc này loại A với vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m. 

Thông tin quy hoạch tuyến cao tốc Phan Thiết

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết qua địa phận Đồng Nai dài hơn 50km, trong khi đó đơn vị này đã bàn giao cọc mốc, giải phóng mặt bằng được hơn 45 km. Bao gồm 30 km trên địa bàn huyện Xuân Lộc, 2,6 km thuộc TP Long Khánh và gần 14km thuộc huyện Cẩm Mỹ. Như vậy, chỉ còn lại 5,6km đang chờ ý kiến thống nhất của Bộ GTVT. Về phía tỉnh Bình Thuận cũng đang chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định để kịp tiến độ thi công.

Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có điểm nút giao đầu nằm trên tuyến đường từ QL1A đi Mỹ Thạnh tỉnh Bình Thuận; điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Tổng chiều dài toàn tuyến là khoảng 98 km. Đoạn qua Đồng Nai dài 51,5 km đi qua các địa phương Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Khánh và Thống Nhất.

Được biết, toàn tuyến dự án đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân với tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 1.179,45 ha.

Nhà thầu dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là ai?

Dự án có 4 gói thầu với tổng vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng.

–  Gói thầu số 1-XL Thi công Km0+000 – Km16+400 thuộc Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 – Tổng công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc – Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường. Giá trúng thầu 1.069 tỷ đồng

– Gói thầu số 2, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, do Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành – Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 đảm nhận.

– Gói thầu số 3, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài hơn 35 km, đi qua huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, do liên doanh nhà thầu gồm Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xây dựng Trung Chính thực hiện.

– Gói thầu 4-XL Thi công Km83+000 – Km99+000 liên danh Tổng công ty Thăng Long – Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, giá trúng thầu 1.022 tỷ đồng

Tổng đầu tư dự án cao tốc Bình Thuận 

Vốn đầu tư cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là hơn 12.500 tỷ đồng. Tuyến đường được xây dựng với 6 làn xe, tốc độ tối đa 120 km/h. Trên toàn tuyến, các nhà thầu đang tổ chức khoảng 70 mũi thi công. Đến nay, cả bốn gói thầu đã hoàn thành hơn 10% khối lượng công việc – đảm bảo tiến độ đề ra.

Đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết, khối lượng công việc của các nhà thầu trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là rất lớn. Ngoài gần 100km đường, nhà thầu còn phải thi công có 65 cầu trên cao tốc và cầu vượt cùng hàng chục cống hộp, hầm chui.

Ban quản lý dự án Thăng Long cho rằng, với nỗ lực từ nhiều phía, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang được gấp rút được xây dựng và đã dần lộ diện. Tuy nhiên, để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ của dự án, ngành chức năng cần sớm tháo gỡ vướng mắc, sớm cấp phép mỏ vật liệu xây dựng, qua đó giúp nhà thầu có đủ đất đắp nền, góp phần đưa tuyến đường vào khai thác theo đúng kế hoạch.

Tiến độ dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết mới nhất tháng 7/2021

Sau hơn 8 tháng khởi công, dự án cao tốc Phan thiết – Dầu Giây đã dần lộ diện, và được dự kiến sẽ thông xe vào thời điểm cuối năm 2022. Tiến độ các gói thầu dự án tính đến thời điểm này như sau:

Gói thầu số 2:

 Dự án cao tốc đoạn Phan Thiết – Dầu Giây dù khởi công sau nhưng tiến độ hiện nay đã vượt kế hoạch đề ra. Gói thầu này với chiều dài hơn 31,2 km qua địa bàn huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Các đơn vị liên danh nhà thầu đã phối hợp chặt chẽ, huy động nhân lực, máy móc thiết bị thực hiện công việc san gạt mặt bằng, đào bốc hữu cơ,  thi công đào, đắp nền đường, móng cọc…

Sau hơn 4 tháng phát động khởi công đã hoàn thành khối lượng lớn. Nhà thầu gói thầu số 2 tổ chức 11 mũi thi công, trong đó 5 mũi thi công cầu, 6 mũi thi công đường với hơn 500 cán bộ, công nhân đang làm việc tại công trường. Cùng với đó, công tác đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện luôn được chú trọng, đặc biệt là công tác phòng chống dịch Covid-19.

Gói thầu số 4:

Và đây là khu vực thuộc gói thầu số 4 được hợp tác bởi Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 và Tổng công ty Thăng Long cùng thực hiện.

Gói thầu số 4 của dự án chủ yếu là đi qua các vườn cao su, tại đây nền đất đỏ khá mềm vì thế phải sử dụng nguồn nguyên liệu đất từ những khu vực khác đến để đắp nền. Trước khi đổ lớp nền này, đơn vị xây dựng phải cho xe ủi lớp đất đỏ tại đây.

 Đơn vị thi công cho biết, cầu vượt này thuộc tuyến đường đã được Tỉnh Đồng Nai quy hoạch vì thế sẽ được triển khai trước. Hệ thống cầu sẽ có độ cao 4.75m so với mặt đường cao tốc, được xây dựng đúng quy định, đủ điều kiện để các loại xe lưu thông dễ dàng và an toàn.

Gói thầu số 3

Khu vực nhà máy đổ bê tông sẽ được xây dựng tạm nằm bên đường cao tốc để việc xây dầm cầu và cống trở nên thuận tiện hơn.Gói thầu số 1 & 2 thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận và gói thầu 3 & 4 thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai.

Các nhà thầu đang khẩn trương thi công khoan cọc tại các công trình cầu, đúc dầm kết cấu bê tông. Tại gói thầu XL-03, nhà thầu đang triển khai cấp phối đá dăm (base) đoạn qua huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).

Việc triển khai thi công cấp phối đá dăm đầu tiên tại dự án này là điểm mốc quan trọng đánh dấu những nỗ lực của nhà thầu, Ban QLDA Thăng Long các đơn vị đang triển khai dự án.

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang dần lộ rõ hình hài.

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99km, đoạn qua Đồng Nai dài 51,33km. Tuyến cao tốc này được khởi công vào tháng 9/2020, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022.

Vai trò, ý nghĩa của tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Tiến độ thi công của cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết  có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Phan Thiết nói riêng, Bình Thuận nói chung và các vùng lân cận.

⇒ Rút ngắn khoảng cách di chuyển từ HCM đến Bình Thuận

Tuyến đường sẽ giúp rút ngắn thời gian (chỉ còn còn 2-2,5 tiếng) di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Nam Trung Bộ như Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa,… và ngược lại.

Dự án đường cao tốc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Phan Thiết nói riêng, Bình Thuận, Đồng Nai và các vùng lân cận nói chung. Sau khi hoàn thành, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ giúp rút ngắn hành trình từ TP HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết – Mũi Né còn 2 tiếng thay vì 4-5 tiếng di chuyển trên đường quốc lộ.

⇒ Dễ dàng di chuyển đến dự án sân bay Phan Thiết sắp khởi công

Kết nối sân bay Phan Thiết

Một điểm đặc biệt hơn nữa đó chính là dự án sân bay Phan Thiết sắp khởi công. Từ đó khiến Phan Thiết đứng trước những cơ hội tuyệt vời, đặc biệt là bất động sản và bất động sản nghỉ dưỡng tại đây. Từ những ảnh hưởng của cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây cho tới những nút thắt giao thông và hạ tầng hoàn thiện sẽ khiến Phan Thiết trở thành tâm điểm thu hút khách hàng và giới đầu tư.

Theo những tính toán của Nghĩa, dự án sân bay Phan Thiết sau khi đi vào hoạt động sẽ giúp nơi đây gần gũi hơn với du khách miền Bắc. Bởi vì trước đây, nếu muốn đến Phan Thiết, khách du lịch miền Bắc thường di chuyển đến TP.HCM rồi di chuyển tới Phan Thiết. Hoặc một cách nữa là bay từ Hà Nội đến Nha Trang, sau đó tiếp tục đi Phan Thiết. Ngoài ra, với cảng hàng không được xây dựng sẽ nâng cao tỷ lệ khách Quốc tế ghé đến Phú Quốc => Giúp Phan Thiết và Bình Thuận trở thành điểm đến du lịch số 1 và trở thành thiên đường nghỉ dưỡng xứng với tiềm năng sẵn có của vùng này.

2 dự án cao tốc và dự án sân bay Phan Thiết sẽ giúp nơi đây thành điểm đến tuyệt vời và trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế – xã hội. Nghĩa khẳng định rằng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại đây bứt phá chỉ là sớm muộn.

Kết nối sân bay Long Thành

Cao tốc Long Thành – Dầu Giây còn kết nối với sân bay Long Thành. Từ đó tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP HCM – Long Thành – Phan Thiết. Có thể nói rằng, dự án sẽ kết nối Bình Thuận với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ đó mang đến sự thuận tiện di chuyển, đồng thời đặc biệt thu hút khách du lịch.

⇒ Đáp ứng nhu cầu lưu thông và giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A, kích thích giao thương liên vùng phát triển mạnh mẽ. 

⇒ Bất động sản Phan Thiết – Bình Thuận sẽ bứt phá nhờ hạ tầng giao thông nâng cấp 

Với sự xuất hiện của tuyến cao tốc này, chắc chắn rằng bất động sản Phan Thiết có tiềm năng tăng giá rất lớn (tương tự như Quảng Ninh cách đây 4 năm khi cao tốc Hà Nội – Quảng Ninh được xây dựng). Chính vì thế, khi hạ tầng giao thông đồng bộ bao nhiêu thì bất động sản càng có xu hướng tăng giá bấy nhiêu.

Thu hút lượng lớn du khách đến các thành phố du lịch như Phan Thiết, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Khánh, Đà Lạt,… Từ đó phát triển các ngành nghề dịch vụ và thương mại. 

Trên đây là thông tin về tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây cũng như những ảnh hưởng dự án đến bất động sản Phan Thiết và Bình Thuận. Nếu anh chị đang cần tìm hiểu thêm những thông tin dự án bất động sản tại Phan Thiết, hãy liên hệ với Nghĩa để được hỗ trợ tận tình nhất! Hoặc anh chị để lại thông tin tại bài viết này để được tư vấn giải đáp những thắc mắc về bất động sản, đặc biệt là bất động sản đầu tư, nghỉ dưỡng.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời