Tin tức

Thông tin quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025

Là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, và là trung tâm kinh tế, du lịch trọng điểm của vùng duyên hải Bắc Bộ, Hải Phòng nhận được rất nhiều sự quan tâm ưu ái của giới đầu tư trong và ngoài nước. Nhất là trong thời điểm hiện tại, khi hàng loạt các dự án BĐS đua nhau nở rộ tại đây thì nhu cầu tìm kiếm các thông tin về quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025 được nhiều khách hàng quan tâm hơn cả. Dễ hiểu bởi đây là tiền đề pháp lý quan trọng giúp anh chị nhận định được Hải Phòng có thực sự tiềm năng và đáng để đầu tư hay chỉ là lời đồn?

Ở bài viết này, Nghĩa sẽ chia sẻ đến anh chị những thông tin chi tiết về quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050 chính xác và cập nhật nhất. Hi vọng sẽ giúp anh chị có thêm dữ liệu để đánh giá khách quan, chính xác nhất về tiềm năng, nội lực phát triển của thành phố cảng này. 

Cụ thể, theo quyết định 1448 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/9/2009 đã chính thức phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” gồm những nội dung chính sau đây:

Vị trí, ranh giới, quy mô lập quy hoạch thành phố Hải Phòng đến năm 2025-2050

Bản đồ quy hoạch thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050

Về vị trí, ranh giới

Hải Phòng là một thành phố ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có ranh giới địa chính được xác định như sau:

  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
  • Phía tây giáp tỉnh Hải Dương
  • Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
  • Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông.

Như vậy, xét về vị trí, kết nối, thành phố Hải Phòng sẽ nằm cách huyện đảo Bạch Long Vĩ (thuộc thành phố) khoảng 70km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km theo hướng đông đông bắc.

Về quy mô

Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. trong đó, có 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo. Thành phố có tổng  223 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 66 phường, 10 thị trấn và 141 xã.

Mục tiêu quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050

Theo tìm hiểu của Nghĩa, quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050 phải đảm bảo các mục tiêu sau:

Thứ nhất, xây dựng Hải Phòng là thành phố hiện đại, phát triển bền vững đáp ứng đầy đủ các tiêu chí:

  • Hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường,
  • Bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử, các di tích danh thắng
  • Bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng 

nhằm đưa Hải Phòng trở thành:

  • Một thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển của khu vực phía Bắc và cả nước; 
  • Một trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, dịch vụ du lịch, thương mại – tài chính của khu vực Đông Nam Á.

Thứ hai, cần phát huy vai trò và vị thế của thành phố Hải Phòng trong mối quan hệ với vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của cả nước và quốc tế.

Thứ ba, phải phát triển Hải Phòng theo hướng đồng bộ giữa xây dựng mới, cải tạo và chỉnh trang đô thị. Phát triển không gian đô thị, vùng nông thôn và hệ thống hạ tầng xã hội đồng bộ, bảo vệ môi trường.

Thứ tư, xây dựng và phát triển Hải Phòng là thành phố hiện đại có bản sắc, phát huy các thế mạnh đặc thù của thành phố: có núi, có sông, có biển, tạo sức hấp dẫn về đô thị, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và nâng cao đời sống người dân.

Quy hoạch phát triển không gian thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050

a, Đối với khu vực nội thành Hải Phòng

  • Với khu nội thành cũ của thành phố

Cần tập trung cải tạo chỉnh trang kết hợp xây mới, không thay đổi lớn về cơ cấu sử dụng đất. 

Riêng khu vực cảng sau khi di dời sẽ dành cho phát triển các khu chức năng đô thị. Trong đó, ưu tiên phát triển các công trình dịch vụ công cộng, cây xanh và văn phòng thương mại

  • Với khu phát triển mới

  • Mở rộng về phía Bắc: phát triển thành khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thuỷ Nguyên.
  • Mở rộng về phía Đông và Đông Nam: bao gồm các đảo Cát Hải, khu Tràng Cát, Đình Vũ và 8 xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên thành Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. 

Trong tương lai đây sẽ là khu kinh tế tổng hợp bao gồm: cảng, khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ du lịch vui chơi giải trí. Đồng thời sẽ phát triển dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng, biến nơi đây thành khu đô thị mới Đường 353.

  • Mở rộng về phía Tây Bắc: Mở rộng quận Hồng Bàng sang huyện An Dương, phát triển nơi đây thành khu đô thị mới phía Tây Bắc của thành phố Hải Phòng.
  • Mở rộng về phía Nam: Phát triển quận Kiến An thành khu đô thị mới, khu du lịch mới trên cơ sở khai thác các khu cảnh quan ven sông Lạch Tray, núi Thiên Văn.

b, Đối với khu vực ngoại thành Hải Phòng

Theo quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050, Nghĩa sẽ tóm gọn một số định hướng chính trong quy hoạch vùng ngoại thành thành phố này như sau: 

  1. Phát triển đảo Cát Bà, Đồ Sơn thành Trung tâm Du lịch quốc tế. 
  2. Phát triển hệ thống các đô thị vệ tinh và các thị trấn. Trong đó, một số thị trấn mới ở các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy sẽ được phát triển thành đô thị sinh thái gắn với vùng sản xuất nông nghiệp. Các khu dân cư nông thôn được nghiên cứu quy hoạch theo hướng tập trung, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Đồ Sơn được quy hoạch trở thành trung tâm du lịch quốc tế của Hải Phòng (ảnh dự án Dragon Ocean tại Đồ Sơn

Ngoài ra đối với các khu cụm công nghiệp về cơ bản vẫn giữ nguyên vị trí hiện nay. Trong đó, cần nghiên cứu điều chỉnh vị trí đối với các khu chưa hợp lý và thúc đẩy phát triển những khu công nghiệp chủ yếu tại các huyện. 

Bên cạnh đó cũng cần hệ thống lại các trung tâm tổng hợp, trung tâm chuyên ngành (văn hoá, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, thể dục, thể thao, du lịch nghỉ dưỡng …) tại các trung tâm khu đô thị.

Riêng các khu đất quốc phòng cần quy hoạch lại trên cơ sở các khu đất hiện hữu để phù hợp với quy hoạch chung của thành phố và đảm bảo kết hợp hài hòa giữa kinh tế và quốc phòng.

4. Quy hoạch về giao thông thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050

Cụ thể, theo tìm hiểu của Nghĩa, giao thông thành phố Hải Phòng từ nay đến 2025 tầm nhìn 2050 sẽ được quy hoạch theo hướng cụ thể như sau:

a, Về giao thông đối ngoại:

Đường bộ:

  • Xây dựng quốc lộ 5 có chiều dài 29,0 km. Đoạn ngoài đô thị có lộ giới 63,5 m; đoạn trong đô thị có lộ giới 54,0 m.
  • Nâng cấp Quốc lộ 10,  cải tạo đạt đường cấp II đồng bằng, chiều dài 52,5 km, lộ giới 61,5 m.
  • Triển khai xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: chiều dài 33,5 km lộ giới 100 m.
  • Xây dựng đường cao tốc ven biển: chiều dài 43,8km, lộ giới 120,0 m.
  • Nâng cấp quốc lộ 37, cải tạo đạt đường cấp III đồng bằng, chiều dài 20,1 km, lộ giới 52,0 m.

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Hải Phòng đến 2025 tầm nhìn 2050

Đường sắt

Với các tuyến đường sắt:

  • Nâng cấp đường sắt Hà Nội – Hải Phòng hiện có, đường đôi, khổ 1.435 mm, đoạn từ ga Thượng Lý đến ga Hải Phòng được đi trên cao. 
  • Xây mới tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường đôi, khổ 1.435 mm đến cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; tuyến có rẽ nhánh về ga cảng Đình Vũ, qua nhà máy sản xuất phân bón DAP; tại xã Minh Tân (huyện Kiến Thuỵ) một nhánh rẽ về Quân cảng Nam Đồ Sơn. 
  • Xây dựng mới tuyến đường sắt vùng Duyên hải Bắc bộ, đường đôi, khổ 1.435 mm.

Với các ga đường sắt: 

  • Nâng cấp, cải tạo ga khách Hải Phòng; 
  • Xây dựng các ga mới bao gồm: ga khách Trường Thọ (huyện An Lão), ga khách Đại Đồng(huyện Kiến Thụy), ga lập tàu Minh Tân(huyện Kiến Thuỵ), ga kỹ thuật Hùng Vương (quận Hồng Bàng), ga Đình Vũ, ga cảng Cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cụm ga khu công nghiệp Nam Đình Vũ, ga Quân cảng Nam Đồ Sơn. Tổng diện tích các ga đường sắt 312,5 ha.

Đường hàng không

  • Xây dựng cảng hàng không quốc tế Cát Bi: quy mô 491,13 ha; đường cất hạ cánh 3.050 m x 50 m.
  • Sân bay quân sự Kiến An: do Bộ Quốc phòng quản lý.
  • Xây dựng sân bay taxi ở Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ phục vụ du lịch và cứu hộ.
  • Ngoài năm 2025, nghiên cứu xây dựng sân bay mới cấp vùng tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, quy mô khoảng 2.100 ha (7.000 m x 3.000 m).

Đường thuỷ

  • Đường biển: nâng cao năng lực cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ; xây dựng mới cảng khu công nghiệp Nam Đình Vũ, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, quân cảng Nam Đồ Sơn, bến tầu khách quốc tế tại cảng Hoàng Diệu.
  • Đường sông: tuyến phía Bắc: Hải Phòng – Quảng Ninh – Hải Dương – Hà Nội – Tuyên Quang – Việt Trì – Hoà Bình – Lào Cai. Tuyến phía Nam: Hải Phòng – Hà Nội – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình.
  • Luồng đường sông: nạo vét đảm bảo luồng các tuyến sông từ cấp 1 đếncấp 4.
  • Cảng sông: cải tạo, nâng cấp các cảng sông hiện có Vật Cách và Sở Dầu; xây dựng mới các cảng chuyên dùng cho các nhà máy xi măng, nhiệt điện và các khu công nghiệp dọc các sông. Cải tạo, nâng cấp các bến tàu khách: Cát Bà, Gia Luận, Bến Bèo; xây mới cảng khách nội địa tại cảng cửa Cấm.

b, Về giao thông đối nội:

Mạng lưới đường đô thị

  • Đường phố chính đô thị và đường liên khu vực lộ giới 34,0 m ÷ 76,0 m. Đường khu vực lộ giới 24,0 m ÷ 34,0 m. Mật độ giao thông đạt 5,7 km/km² (tính đến đường chính khu vực).
  • Xây dựng 03 đường vành đai (vành đai 1, 2 và 3), các đường hướng tâm, các tuyến đường đô thị đảm bảo kết nối giữa các khu ở với khu trung tâm, khu cụm công nghiệp.
  • Nâng cấp, cải tạo các đường tỉnh lộ 352, 354, đường xuyên đảo, đường Hàn – Hoá đạt đường cấp III đồng bằng.

Các cầu đường bộ

  • Cầu qua sông Cấm: nâng cấp, cải tạo cầu Kiền, cầu Bính; xây mới cầu Vật Cách, cầu Bến Lâm, cầu Nguyễn Trãi, cầu Hoàng Văn Thụ, hầm đường bộ từ Nguyễn Bỉnh Khiêm đi đảo Vũ Yên, hầm đường bộ trên tuyến đường cao tốc ven biển.
  • Cầu qua sông Bạch Đằng: xây mới cầu nằm trên tuyến đường cao tốc ven biển, Cầu Đình Vũ – Cát Hải và hầm đường bộ qua kênh Hà Nam.
  • Cầu qua sông Lạch Tray: nâng cấp, cải tạo cầu Trạm Bạc, cầu Kiến An, cầu Niệm và cầu Rào; xây mới cầu Đồng Hoà, cầu Niệm 2, cầu Rào 2, cầu Hải Thành, cầu Tân Thành.
  • Cầu qua sông Văn Úc: nâng cấp, cải tạo cầu Tiên Cựu; xây mới cầu Thanh Hà, cầu Khuể, cầu Dương Áo, cầu Đoàn Xá (huyện Kiến Thụy).
  • Nâng cấp cải tạo các cầu trong đô thị.

Hệ thống giao thông công cộng:

  • Loại hình vận tải công cộng: ô tô buýt, đường sắt đô thị.
  • Quy hoạch các tuyến ô tô buýt công cộng.
  • Đường sắt đô thị: xây dựng 06 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 152,0 km; ga trung tâm: ga Bắc sông Cấm và ngã sáu Lạc Viên với tổng diện tích 14,05 ha; ga đề pô: xây dựng 04 ga đề pô đường sắt đô thị với tổng diện tích 73,0 ha; xây dựng các ga chuyển hướng và các ga trên tuyến.
  • Xây dựng tuyến đường sắt ngầm với tổng chiều dài 38,3 km; xây dựng các ga ngầm đường sắt đô thị.
  • Xây dựng các hầm qua sông với tổng chiều dài 5,2 km.

Cập nhật mới nhất về quy hoạch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050 

Đặc biệt, theo thông tin Nghĩa cập nhật được thì ngày 15/9/2020 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký quyết định số 1412 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050. Với mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, Hải Phòng sẽ cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt đầy đủ các tiêu chí trở thành đô thị loại 1 và là thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, trở thành vùng trọng điểm kinh tế biển của cả nước.

Hải Phòng triển khai lập quy hoạch thành phố giai đoạn 2021-2030 để trình Thủ tướng vào tháng 4/2022

Đến chiều ngày 13/7 vừa qua, UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai lập Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời thành phố đặt mục tiêu đến tháng 4/2022 sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cùng chờ đón những thông tin mới nhất về quy hoạch Hải Phòng giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050 được phê duyệt từ Thủ tướng Chính phủ. Nghĩa và các cộng sự sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin nóng hổi về vấn đề này ngay khi có tin tức chính thống để gửi đến anh chị. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về quy hoạch thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt vào năm 2009. 

Nhìn vào thực tế phát triển của Hải Phòng hiện tại, anh chị có thể thấy thành phố đã và đang triển khai đúng theo mục tiêu của quy hoạch chung thành phố. 

Trong đó, các hạng mục quan trọng phục vụ phát triển kinh tế như sân bay Cát Bi, cao tốc Hà Nội- Hải Phòng hiện đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. 

Riêng việc quy hoạch Đồ Sơn trở thành trung tâm du lịch quốc tế cũng đang được triển khai mạnh mẽ bằng việc thành phố đã thu hút rất nhiều dự án nghỉ dưỡng đẳng cấp của các ông lớn BĐS tại đây như Vingroup, FLC, Geleximco…, mà nổi bật trong số đó là dự án lấn biển Dragon Ocean Đồ Sơn với tổng vốn đầu tư lên đến 25.000 tỷ của ông lớn Geleximco. Theo đó, trong trong tương lai không xa, cùng với Hạ Long, Đồ Sơn Hải Phòng sẽ trở thành trung tâm du lịch mới, vùng trọng điểm phát triển kinh tế du lịch của miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Nếu anh chị thấy những chia sẻ của Nghĩa hữu ích cho bạn bè và người thân, thì đừng ngần ngại chia sẻ thông tin này đến họ nhé. Và đừng quên liên hệ ngay Nghĩa theo Hotline 0941.559.666 nếu anh chị cần hỗ trợ tư vấn về đầu tư BĐS chuyên sâu hoàn toàn miễn phí 24/7.

Hoặc anh chị cũng có thể đặt câu hỏi ngay trong form dưới đây, Nghĩa và cộng sự sẽ trực tiếp phản hồi lại cho anh chị!

Hoặc anh chị cũng có thể đặt câu hỏi ngay trong form dưới đây, Nghĩa và cộng sự sẽ trực tiếp phản hồi lại cho anh chị!
GỬI CÂU HỎI CHO NGHĨA
Nghĩa sẽ liên hệ ngay để giải đáp các thắc mắc của Anh, Chị

    CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Trả lời