Tin tức

Thông tin quy hoạch tỉnh Bình Thuận mới nhất 2021

Sở hữu đường bờ biển dài đến 192 km cộng thêm những tiềm năng đắt giá về phát triển kinh tế, du lịch biển, vài năm trở lại đây Bình Thuận đang là địa phương thu hút đầu tư BĐS. Với những  anh chị đang quan tâm, muốn đầu tư vào vùng đất này Nghĩa có lời khuyên là hãy nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ những thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận mới nhất.

Đây sẽ là nền tảng, là cơ sở pháp lý quan trọng giúp anh chị đánh giá được chính xác nhất tiềm năng của vùng đất Bình Thuận nơi anh chị sắp và đang có ý định đầu tư. Bài viết dưới đây Nghĩa sẽ chia sẻ về quy hoạch tỉnh Bình Thuận mới nhất để anh chị có cái nhìn tổng quan hơn và nắm được những thông tin chính xác về vùng đất tiềm năng này nhé! 

Thông tin tổng quan về tỉnh Bình Thuận

Điều kiện tự nhiên

Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thì nơi đây có tổng diện tích là 7.828 km² với chiều dài bờ biển lên đến 192 km. Trong khi đó diện tích vùng lãnh hải là 52.000 km².

Hành chính tỉnh Bình Thuận

Hiện tại thì tỉnh Bình Thuận có tổng cộng 10 đơn vị hành chính với 127 xã, phường và thị trấn bao gồm:

  • Thành phố Phan Thiết bao gồm 14 phường và 4 xã
  • Thị xã La Gi bao gồm 5 phường và 4 xã
  • Huyện Tuy Phong bao gồm 2 thị trấn và 11 xã
  • Huyện Bắc Bình bao gồm 2 thị trấn và 16 xã
  • Huyện Hàm Thuận Bắc bao gồm 2 thị trấn và 15 xã
  • Huyện Hàm Thuận Nam bao gồm 1 thị trấn và 12 xã
  • Huyện Tánh Linh bao gồm 1 thị trấn và 13 xã
  • Huyện Hàm Tân bao gồm 2 thị trấn và 8 xã
  • Huyện Đức Linh bao gồm 2 thị trấn và 11 xã
  • Huyện đảo Phú Quý bao gồm 3 xã

Địa hình

Địa hình tỉnh Bình Thuận bao gồm 4 loại chính là:

  • Núi thấp
  • Gò đồi
  • Đồng bằng
  • Đồi cát

Khí hậu

Tỉnh Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt bao gồm:

  • Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
  • Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 của năm tiếp theo
  • Nhiệt độ trung bình giao động từ 26 đến 27 độ
  • Lượng mưa trung bình là 800 – 1150 mm
  • Độ ẩm tương đối là 79%
  • Tổng số giờ nắng là 2.459

Định hướng phát triển quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 đến 2030 

Mục tiêu 

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận 2021-2030 xác định mục tiêu trở thành một trong những trung tâm phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực về công nghiệp năng lượng, chế biến nông lâm thủy sản của cả nước. Đồng thời phấn đấu đưa Bình Thuận đi lên là vùng trọng điểm về phát triển du lịch khu vực Nam Trung Bộ và quốc gia.  Và là trung tâm công nghiệp hiện đại, có tốc độ phát triển mạnh mẽ, bứt phá ở mảng kinh tế biển và hải đảo.

Theo đó, định hướng từ 2021 đến 2025, tỉnh Bình Thuận sẽ trở thành tỉnh phát triển ven biển điển hình khu vực Nam Trung Bộ. 

Và đến năm 2030, tỉnh sẽ là đơn vị phát triển khá trong cả nước. 

Đến năm 2050, Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm phát triển dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, khai thác và tái tạo năng lượng sạch của quốc gia và khu vực, xứng tầm là một tỉnh phát triển toàn diện của cả nước.

Quy hoạch giao thông Bình Thuận 

Định hướng phát triển giao thông

Phát triển giao thông vận tải là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nhanh hơn với khu vực, với cả nước. Đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận đã đạt được các mục tiêu:

  • Quốc lộ: Đạt tiêu chuẩn đường cấp I, tối thiểu đạt cấp III, nhựa hóa 100% theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Đường tỉnh lộ: Nhựa hóa 100% các tuyến đường hiện hữu, đạt từ cấp II – III, tối thiểu là cấp IV, chú ý đúng mức đến các tuyến đường ven biển và hệ thống cầu để đảm bảo lưu thông thông suốt.
  • Đường huyện lộ: Nhựa hóa 100% các tuyến đường hiện hữu, trong đó các tuyến đường huyện chủ yếu đạt cấp đường tối thiểu là cấp V.
  • Đường giao thông nông thôn: Có 65 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
  • Giao thông đô thị: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đường phố chính tại thành phố Phan Thiết và các thị xã, thị trấn trong tỉnh theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường đô thị, chú ý đầu tư đồng bộ hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, cải tạo nút giao thông và hệ thống đèn tín hiệu… Phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 15-25% diện tích đô thị.

Theo kế hoạch, tỉnh Bình Thuận sẽ phấn đấu dành quỹ đất từ 15-25% cho giao thông đô thị ở các khu vực đô thị.

Phương án đề ra 

Theo kế hoạch quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Thuận đặt ra phương án:

  • Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, 100% xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; hoàn thiện và phát triển hệ thống đường tỉnh và đường huyện, đảm bảo đúng cấp tiêu chuẩn và đầu tư mở mới một số tuyến đường nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, chỉnh trang đô thị.
  • Về quy hoạch đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không Đảm bảo thực hiện theo đúng các Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Thúc đẩy phát triển mạnh công nghiệp giao thông vận tải
  • Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mở rộng, nâng cấp, hình thành một số cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành.

Một số điểm nổi bật theo quy hoạch Bình Thuận năm 2021 tầm nhìn 2050

Căn cứ lập quy hoạch tỉnh Bình Thuận 

Để có cơ sở lập Quy hoạch tỉnh, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Tư duy, mô hình phát triển tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Tại hội thảo các chuyên gia đầu ngành về xây dựng, các nhà khoa học đã chia sẻ các kinh nghiệm, cũng như góp ý một số nội dung quan trọng về công tác quy hoạch tỉnh. Hầu hết các ý kiến đều đánh giá đầy đủ vai trò, vị trí, kinh tế của tỉnh, thế mạnh cũng như tiềm năng, cơ hội của Bình Thuận.

Theo Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam, Lập Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của cả nước; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững… đảm bảo dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định và có thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia

Giai đoạn 1

Quy hoạch xây dựng tỉnh Bình Thuận với tầm nhìn năm 2040 – 2060. Theo dự thảo Chương trình phát triển đô thị TP. Phan Thiết đến năm 2040, giai đoạn 1 (2021-2025) sẽ tập trung đầu tư phát triển hoàn chỉnh, cải tạo chỉnh trang khu đô thị lõi. Sau đó mở rộng không gian đô thị sang các khu vực Xã Thiện Nghiệp, Xã Tiến Thành, khu vực phát triển đô thị Xã Tiến Lợi; mở rộng không gian đô thị lõi sang các khu vực thị trấn Phú Long, Xã Hàm Thắng, một phần Xã Hàm Liêm và Hàm Hiệp – Huyện Hàm Thuận Bắc, một phần Xã Hàm Mỹ – Huyện Hàm Thuận Nam. Đồng thời tập trung huy động các nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng khung tạo động lực phát triển đô thị.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 (2026-2030), tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đô thị nhằm từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I. Hoàn thiện không gian đô thị lõi hiện hữu….

Trên cơ sở kết quả đạt được của các giai đoạn trước, giai đoạn 3 (đến năm 2040), tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trên toàn bộ không gian đô thị, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I; đồng thời, phát triển các quỹ đất dự trữ tại khu vực Xã Thiện Nghiệp, Xã Phong Nẫm và đất nông lâm nghiệp khu vực Xã Hàm Thắng và một phần các Xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp thuộc Huyện Hàm Thuận Bắc…

Định hướng phát triển một số vùng trọng điểm của tỉnh Bình Thuận

Bên cạnh việc quy hoạch và định hướng phát triển cho toàn tỉnh, Bình Thuận còn đẩy mạnh quy hoạch tập trung cho một số vùng đặc biệt, nhằm hướng đến mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm khu vực Nam Trung Bộ.

 

Cụ thể, với mục tiêu trở thành điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu châu Á và quốc tế, Bình Thuận sẽ chú trọng phát triển khu vực phía Nam của tỉnh nhằm làm bàn đạp thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao dưới nước và giải trí.

TP. Phan Thiết được công nhận là đô thị loại II theo Quyết định số 890/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2009. Theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 – 2020, định hướng đến năm 2030, TP. Phan Thiết được định hướng là Đô thị loại I trong giai đoạn đến năm 2025, đóng vai trò là trung tâm du lịch và dịch vụ cấp quốc gia và quốc tế; là một trong các đô thị trung tâm của tỉnh Bình Thuận về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thương mại, dịch vụ và công nghiệp.

Theo đó, tỉnh Bình Thuận sẽ chú trọng phát triển những vùng có lợi thế về du lịch như Phan Thiết, Mũi Né, Kê Gà… Đây là những vùng có dư địa phát triển mạnh, tiềm năng đột phá lớn, có khả năng thu hút giới đầu tư trong và ngoài nước. 

Đối với các khu vực ven biển, tỉnh cũng sẽ dành đến 70% diện tích đất đô thị cho việc phát triển du lịch và đất ở. Như vậy trong tương lai không xa, Bình Thuận sẽ là khu đô thị du lịch biển đông vui và sầm uất không kém gì Hạ Long hay Đà Nẵng, Nha Trang hiện tại.

Cao tốc Dầu Giây – Phan THiết

Để làm được điều này, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông đường bộ như cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết, đường hàng không như sân bay Phan Thiết, Bình Thuận còn lên kế hoạch xây dựng 2 cảng biển quốc tế nhằm liên kết đường bộ trên toàn tỉnh và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bình Thuận cũng dự kiến sẽ xây dựng 19 bến du thuyền trên toàn tỉnh với quy mô từ to đến nhỏ. Trong đó, riêng Phan Thiết sẽ có 7 bến du thuyền. Tuy Phong 3 bến, Bắc Bình 3 bến, Lagi 3 bến, Hàm Thuận Nam- Kê Gà có 2 bến và Hàm Tân 1 bến.

Rõ ràng với những quy hoạch bài bản chi tiết, chú trọng tỉ mỉ vào các vùng trọng điểm, Bình Thuận theo đánh giá của Nghĩa trong những năm tới sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ. Và chắc chắn với những đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, bất động sản khu vực ven biển trên bản đồ Bình Thuận trong một vài năm tới sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư cũng như hứa hẹn tiềm năng tăng giá mạnh mẽ thấy rõ. 

Trên đây là những chia sẻ của Nghĩa về quy hoạch tỉnh Bình Thuận năm 2021 đến 2030 tầm nhìn 2050. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp anh chị có thêm dữ liệu khách quan để đánh giá tiềm năng của vùng đất này từ đó đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt và phù hợp nhất.

Cuối cùng, nếu cần tư vấn, giải đáp những thắc mắc khi đầu tư BĐS tại Bình Thuận hoặc đang tìm kiếm dự án đất nền an toàn hấp dẫn để đầu tư tại đây, Anh/Chị hãy liên hệ ngay Nghĩa 0941.559.666 để được tư vấn trực tiếp 24/7.

Hoặc anh chị cũng có thể đặt câu hỏi ngay trong form dưới đây, Nghĩa và cộng sự sẽ trực tiếp phản hồi lại cho anh chị!
Nghĩa cũng ghét spam giống anh chị, vì vậy Nghĩa chỉ gửi những thông tin BDS hữu ích tới anh chị

    CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Trả lời