Tỉnh Bình Thuận đang đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm như đường cao tốc, sân bay, cảng biển… nhằm sớm hiện thực hóa kế hoạch trở thành ” thiên đường nghỉ dưỡng” hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những thông tin về sân bay Phan Thiết, Bình Thuận đang thu hút nhiều sự quan tâm bởi ảnh hưởng của dự án đến sự phát triển kinh tế cũng như du lịch vùng.
Bài viết sau đây, Nghĩa sẽ tổng hợp những tin tức mới nhất về dự án sân bay Thiện Nghiệp, Phan Thiết để anh chị tham khảo!
Sân bay Phan Thiết – lịch sử hình thành và phát triển
Câu hỏi Phan Thiết đã từng có sân bay chưa được nhiều người quan tâm. Dự án sân bay Phan Thiết có quy mô rộng 543 ha tại xã Thiên Nghiệp, phía đông bắc TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dự án từng được khởi công vào tháng 1-2015, dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng sau đó tạm dừng do gặp khó khăn khi triển khai.
Cụ thể như sau:
Trước năm 1975, sân bay cũ tại Bình Thuận còn được gọi là “Phi trường Căng E.S.E.P.I.C” do nó tọa lạc gần Trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Đông Dương (École Supérieure d’Éducation Physique de Indochine) do chính quyền thực dân Pháp xây dựng năm 1940.
Năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cải tạo khu vực này thành một căn cứ không quân dã chiến phòng thủ miền nam trung bộ và đông nam bộ. Tuy nhiên, mỗi tuần có một chuyến bay thương mại giữa Phan Thiết và Sài Gòn do hãng hàng không Air Viet Nam khai thác. Hiện nay, khu vực sân bay cũ này thuộc phường Đức Long và bị bỏ hoang.
Ngày 18 tháng 1 năm 2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chính thức phát lệnh khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết mới. Đây là dự án sân bay đầu tiên của cả nước đầu tư theo hình thức đầu tư BOT.
BOT (viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao). Chính phủ có thể kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước sở tại.
Đến năm 2017, UBND Bình Thuận đề xuất nâng cấp sân bay Phan Thiết 4C lên cấp 4E, đường băng dài từ 2.400 m lên 3.050 m để có thể khai thác các chuyến bay quốc tế trong tương lai.
Năm 2018, tại phê duyệt điều chỉnh hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng, sân bay Phan Thiết được quy hoạch là một trong 15 cảng hàng không nội địa trên cả nước có quy mô cấp 4E dân dụng kết hợp với sân bay quân sự cấp 1. Tổng vốn dự ánkhoảng 10.000 tỉ đồng. Sân bay có hoạt động bay quốc tế, với 1 đường cất hạ cánh dài 3.050 m, nhà ga hành khách có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.
Chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện dự án sân bay Phan Thiết là ai?
+ Đây là sân bay lưỡng dụng (phục vụ quân sự và dân sự) do Tổng công ty 319 – Bộ Quốc phòng đầu tư hạng mục quân sự theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao)
+ Tập đoàn Rạng Đông – một doanh nghiệp lớn của địa phương, đầu tư hạng mục hàng không dân dụng bằng hình thức hợp đồng BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao).
+ Sau khi sân bay Phan Thiết hoàn thành, chủ đầu tư được khai thác kinh doanh không quá 81 năm 1 tháng kể từ ngày bắt đầu thu phí hoàn vốn cho dự án. Thời gian chính thức sẽ được xác định trên cơ sở đàm phán, thương thảo tại Hợp đồng Dự án.
Sân bay Phan Thiết được Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt tại Quyết định (QĐ) 3216/QĐ-BGTVT ngày 16.10.2013, Thủ tướng Chính phủ đồng ý và giao cho Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư phần hạng mục quốc phòng, UBND tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư hạng mục bay dân d.ụng.
Tuy nhiên, kể từ ngày phát lệnh khởi công (18.1.2015), dự án sân bay Phan Thiết vẫn “giậm chân tại chỗ”, chưa được triển khai do nhiều bất cập về giải phóng mặt bằng.
Sau thời gian trì hoãn do vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng, tháng 4 vừa qua sân bay Phan Thiết đã chính thức được Bộ Quốc phòng triển khai thi công.
Quy mô, thiết kế sân bay Phan Thiết Thiện Nghiệp
=>Thông tin chung dự án sân bay Bình Thuận:
- Tên dự án: Cảng Hàng Không Phan Thiết
- Địa chỉ: Thiện Nghiệp, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Mã: PHH, Hình thức đầu tư BOT
- Quy mô: 545,56 hecta
- Diện tích dành cho: quân sự 150 ha, dân dụng 145 ha, hạng mục khác 247 ha
- Đường Bay 1 cho cất cánh và hạ cánh, Nhà Ga 1 nâng từ 5000 m2 lên 19,200 m2
- Sử dụng chung dân sự và quân dự, hàng không dân dụng (cấp 4E) và dự án eKQ920 của quân đội.
- Chủ đầu tư: Tổng công ty 319 và Tập đoàn Rạng Đông
- Cơ quan quản lý: Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam
- Vốn đầu tư dự kiến 10,000 tỉ đồng
=> Bản đồ quy hoạch sân bay Phan Thiết
Theo thiết kế, sau khi chỉnh sửa quy hoạch 2019 sân bay Phan Thiết sẽ là một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.
Sân bay Phan Thiết diện tích 543ha sẽ có 3 khu vực tiếp nhận phục riêng biệt cho từng mục đích khác nhau. Cụ thể sẽ có 3 khu vực như sau:
- Dùng chung cho hai mục đích dân dụng và quân sự.
- Khu vực độc lập dành cho máy bay hàng không dân dụng.
- Khu vực quân sự chỉ dành riêng cho máy bay quân đội, các hạ tầng kỹ thuật quân sự
Dự kiến sân bay Phan Thiết sẽ đạt lưu lượng 500.000 hành khách/năm, hàng hóa 10.000 tấn/năm (đến năm 2020); đến năm 2030 sẽ đạt 1 triệu hành khách/năm và 40.000-50.000 tấn hàng hóa/năm.
Cấp độ: nâng từ 4C lên 4E
Khi điều chỉnh quy hoạch sân bay Phan Thiết năm 2019, các cơ quan liên quan đã kéo dài đường cất hạ cánh sân bay từ 2.400m lên 3.050m, mặt đường lăn rộng 23m, dải lăn rộng 43,5m, đáp ứng các tiêu chuẩn của ICAO. Sân đỗ máy bay cũng được mở rộng gồm 2 máy bay code E, và 4 máy bay code C.
Các giai đoạn triển khai xây dựng Sân bay Phan Thiết
Giai đoạn xây dựng:
- Giai đoạn 1: xây dựng trên diện tích 360 ha: một đường cất hạ cánh dài 2.400 mét. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng một khu nhà ga hành khách có diện tích khoảng 5.000 mét vuông, công suất tối đa 300 hành khách/giờ cao điểm (tương đương 500.000 hành khách/năm) và lượng hàng hóa đạt 10.000 tấn/năm. Sân bay dùng chung cho cả dân sự & quân sự, phục vụ bay hàng không chung và công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Giai đoạn 2: Mở rộng thêm 1 đường bay dự phòng (dự thảo chính phủ VN chưa được công bố chi tiết)
Tổng vốn đầu tư sân bay Phan Thiết giai đoạn 2020-2021 tương đương 10.272,9 tỉ đồng và giai đoạn định hướng đến năm 2030 dự kiến 332,5 tỉ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn của dự án là 69 năm, đảm bảo phù hợp Luật Đất Đai năm 2013.
+ Sân bay Phan Thiết giai đoạn đến 2020 phục vụ bay taxi, bay hàng không chung, bay phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn…;
+ Giai đoạn định hướng đến năm 2030 có thể phát triển khai thác bay thường lệ khi có thị trường; cấp sân bay dân dụng cấp 4C – quân sự cấp I với đường cất hạ cánh dài 2.400 m, chủ yếu khai thác máy bay nhỏ; riêng máy bay A320, A321 yêu cầu hạn chế tải, đường bay ngắn hơn 2.000 km; công suất thiết kế đến năm 2030 là 1 triệu hành khách/năm
+ Tổng vốn đầu tư cho dự án Sân bay Bình Thuận: giai đoạn 2020 – 2021 khoảng 10.272,9 tỉ đồng, và giai đoạn định hướng đến 2030 khoảng 332,5 tỉ đồng
Tiến độ thi công sân bay Phan Thiết
Việc quy hoạch xây dựng sân bay Phan Thiết song hành dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Hai dự án hạ tầng giao thông quan trọng, được kỳ vọng là đẩy mạnh việc phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là việc phát triển du lịch biển.
Ảnh hưởng, lợi ích của sân bay Phan Thiết
Cùng với cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, sân bay Phan Thiết đang mở ra cơ hội rất lớn cho sự phát triển của tỉnh. Thu hút sự đầu tư của các cá nhân, tổ chức trên khắp cả nước và nước ngoài. Các chủ đầu tư lớn đã tham gia cuộc chơi như Nova Land, Hưng Lộc Phát, Nam Group,…
+ Thúc đẩy tiềm năng du lịch của tỉnh khi Bình Thuận sở hữu một trong những bờ biển đẹp nhất Việt Nam.
Hỗ trợ đắc lực cho hàng không, hệ thống hạ tầng đường bộ cũng đang được Bình Thuận thúc đẩy đầu tư bài bản. Theo báo cáo từ cơ quan chức năng, hiện nay tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang được các nhà thầu thi công tích cực. Đến thời điểm hiện tại, các nhà thầu đang tập trung thi công cào bốc lớp đất mặt để chuẩn bị làm nền và thi công các cầu trên tuyến.
Hiện nay, toàn xã Thiện Nghiệp có diện tích đất khoảng 7.404,05 hecta. Nơi đây rất có tiềm năng về nông lập, dịch vụ đặc biệt là du lịch vì nằm gần khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né. Sau khi sân bay Phan Thiết được hoàn thành sẽ có vai trò rất lớn trong việc phát triển du lịch Mũi Né, du khách đến đây sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.
+ Tăng khả năng kết nối vùng, rút ngắn thời gian di chuyển.
Hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh cũng khuyến khích nhà đầu tư chiến lược (như Novaland, Rạng Đông), các đơn vị vận hành quốc tế (Radisson, Movenpick, Novotel, Centara Hotel…) mạnh dạn góp mặt về Bình Thuận.
+ Vì có thêm chức năng quận sự nên sân bay Phan Thiết sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, quốc phòng an ninh…
Vì là cảng hàng không dân dụng kết hợp với quân sự nên sân bay Phan Thiết không chỉ góp phần phục vụ việc đi lại dân dụng, phát triển du lịch Phan Thiết mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt quân sự.
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khẳng định khát vọng đến năm 2030, địa phương này sẽ trở thành thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nơi đây sẽ là một điểm đến du lịch nghỉ dưỡng đáng mơ ước cho các mục đích du lịch biển, giải trí, du lịch thám hiểm, thể thao, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch hội nghị (MICE). Trong đó, Phan Thiết sẽ là hấp lực mạnh nhất.
Lời kết
Sân bay Phan Thiết khi nào khởi công là một trong những câu hỏi mà rất nhiều quý khách hàng quan tâm. Trong giai đoạn vừa qua, Bộ Quốc phòng và Tỉnh Bình Thuận đã động thổ và triển khai xây dựng Sân bay Phan Thiết vào ngày 5/4/2021.
Bên cạnh thông tin khởi công sân bay Phan Thiết, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vừa qua cũng đã chính thức thi công vào quý IV/2020, dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, du lịch của Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung khi giúp rút ngắn thời gian di chuyển đến Bình Thuận chỉ trong vài giờ đồng hồ.