Quy hoạch

Tổng hợp 14 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội

Phần I. Những cây cầu bắc qua sông Hồng đã được xây dựng

Cầu Long Biên- Cây cầu sắt lâu đời nhất Hà Nội

Cầu Long Biên- cây cầu hơn trăm tuổi của Hà Nội

Đây là cây cầu sắt đầu tiên vượt sông Hồng của Hà Nội. Cầu do Pháp xây dựng năm 1898-1902, nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của thủ đô Hà Nội.

Hiện tại, đó ảnh hưởng của thời gian, cầu Long Biên đã xuống cấp và chỉ còn phục vụ các phương tiện là xe máy xe đạp và người đi bộ qua lại.

Cầu Chương Dương- Cầu lớn đầu tiên được Việt Nam thi công

Đây là cây cầu lớn bắc ngang qua sông Hồng đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công mà không cần đến hỗ trợ kỹ thuật của kỹ sư nước ngoài. Cầu được xây dựng vào năm 1985 và hoàn thành vào năm 1986.

Cầu Chương Dương

Cầu Chương Dương được xây dựng tại vị trí km 170+200 nằm trên quốc lộ 1A. Cầu có chiều dài 1.230m với 21 nhịp được chia thành 4 làn xe chạy 2 chiều, mỗi chiều rộng 5m.

Theo thiết kế ban đầu, cầu Chương Dương dự kiến đáp ứng khoảng 7.000 phương tiện lưu thông mỗi ngày. Tuy nhiên khi đưa vào lưu thông thực tế, lượng phương tiện di chuyển qua đây đã vượt mức dự kiến, tăng lên gấp 3 đến 4 lần.

Cầu Thanh Trì- Cầu vượt sông Hồng lớn nhất Hà Nội

Cầu Thanh Trì có tổng chiều dài lên đến hơn 12.000m và là cây cầu bắc qua sông Hồng lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Trong đó chiều dài của cầu là 3.084m, chiều rộng là 33,10m bao gồm 6 làn xe chạy với 4 làn xe cao tốc cho phép tốc độ di chuyển lên đến 80km/giờ. 

Cận cảnh cầu Thanh Trì bắc ngang qua sông Hồng

Cầu Thanh Trì có điểm đầu nằm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân thuộc huyện Thanh Trì và điểm cuối giao với quốc lộ 5 tại khu vực Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. Cầu được khánh thành và lưu thông từ tháng 2 năm 2007.

Cầu Vĩnh Tuy- Cầu đạt kỷ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam

Hình ảnh thực tế của cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy được khởi công xây dựng vào năm 2005 và đến ngày 25/9/2009 thì cho phép thông xe toàn tuyến. 

Điểm đầu của cầu Vĩnh Tuy được xác định từ điểm giao với đường Trần Quang Khải- đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai. Điểm cuối của cầu được giới hạn tại điểm giao của hai tuyến đường Long Biên và Thạch Bàn.

Cầu Vĩnh Tuy có tổng chiều dài gần 3km với phần qua sông dài 2.690m; phần cầu chính dài 990m với chiều rộng 38m. Ở thời điểm xây dựng, cầu Vĩnh Tuy được coi là cây cầu rộng nhất Việt Nam (tuy nhiên hiện giờ vị trí này đã nhường cho cầu Đông Trù với chiều rộng 55m).

Ở giai đoạn I, Cầu Vĩnh Tuy được thiết kế bao gồm 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt và 1 làn xe hỗn hợp nhằm đáp ứng cho hơn 35.000 lượt lưu thông mỗi ngày. 

Cầu Thăng Long – Cây cầu của tình hữu nghị Việt-Xô

Cầu Thăng Long là cây cầu kết nối nội thành Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài. Cầu được xây dựng vào năm 1974, hoàn thành vào năm 1985 và là công trình thế kỷ của tình bạn Việt Nam- Xô Viết.

Cầu Thăng Long

Cầu Thăng Long có kết cấu khá đặc biệt với hai tầng di chuyển. Trong đó:

  • Tầng 1 được giàn thép với tổng chiều dài lên đến 3.250m, bao gồm 25 nhịp cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn cho đường sắt và đường xe thô sơ. Ở phần giữa tầng 1 của cầu là đường xe lửa chạy tuyến Văn Điển- Bắc Hồng có chiều rộng 11m, hai làn hai bên dành cho xe máy và xe đạp.
  • Tầng 2 của cầu dành cho các loại xe cơ giới với chiều rộng 21m, mặt đường đổ bê tông, dành cho các loại xe cơ giới di chuyển. Và có hai làn đường cho người đi bộ tham quan.

Trước khi có cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long được coi là tuyến đường chính kết nối với sân bay Nội Bài và là cầu nối trọng điểm kết nối Thủ đô với các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… 

Cầu Nhật Tân – Cầu dây văng lớn nhất Việt Nam

Cầu Nhật Tân- Biểu tượng mới của thủ đô Hà Nội

Cầu Nhật Tân được xây dựng năm 2009 và được khánh thành vào năm 2015, là dự án nằm trong chuỗi các công trình mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Cầu có tổng chiều dài lên đến 9,17km với phần cầu chính dài 3,9km và phần cầu dẫn dài 5,27km. Chiều rộng mặt cầu là 43,2m được chia thành 8 làn xe với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy và 2 làn xe buýt có giải phân cách giữa và làn đường dành cho người đi bộ. 

Điểm bắt đầu của cầu nằm tại phường Phú Thượng quận Tây Hồ và kết thúc tại km7+100 thuộc xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. 

Với thiết kế gồm 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, cầu Nhật Tân được coi là cây cầu vượt sông Hồng hiện đại nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Cầu Nhật Tân còn được coi là biểu tượng mới của thủ đô với 5 trụ tháp tượng trưng cho 5 Cửa Ô Hà Nội xưa. Đồng thời đây cũng là hình ảnh cách điệu của 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân- nơi cây cầu bắc qua.

Cầu Vĩnh Thịnh- Cầu chính vượt sông dài nhất Việt Nam

Đây là cây cầu vượt sông Hồng giúp kết nối Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc. Cầu có điểm bắt đầu giao với quốc lộ 32 tại tuyến tránh thị xã Sơn Tây và kết thúc tại quốc lộ 2C thuộc xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc. 

Cầu Vĩnh Thịnh kết nối thủ đô Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc

Cầu có chiều dài thực tế là 5,487km với chiều dài phần cầu chính lên đến 4,480km. Mặt cầu rộng 16,5m được chia thành 4 làn xe, mỗi làn rộng 3,5m cho phép tốc độ di chuyển lên đến 80km/h.

Cầu Vĩnh Thịnh được xây dựng vào cuối năm 2011, đến ngày 8/6/2014 thì chính thức cho phép các phương tiện lưu thông.

Về mặt quy hoạch, cầu Vĩnh Thịnh nằm trên tuyến vành đai 5 sắp triển khai của Hà Nội và là điểm giao giữa cao tốc: Nội Bài- Lào Cai với đường Hồ Chí Minh. Sự xuất hiện của cầu Vĩnh Tường và tương lai là vành đai 5 sẽ giúp hoàn tất các tuyến giao thông kết nối thông suốt giữa thủ đô và các tỉnh Tây Bắc.

Phần II: Những cây cầu bắc qua sông Hồng sắp triển khai xây dựng

Theo thông tin từ bộ Giao thông Vận tải, sắp tới Hà Nội sẽ có thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng mới, cụ thể như sau:

Cầu Mễ Sở

Sơ đồ quy hoạch cầu Mễ Sở trong tương lai

Cuối tháng 5/2020 vừa qua, Thủ Tướng chính phủ đã chính thức đồng ý đề xuất xây cầu Mễ Sở vượt sông Hồng của UBND thành phố Hà Nội. 

Theo đó, cây cầu này có chiều dài dự kiến vào khoảng 13,8km với chiều rộng là 17m. Cầu có điểm bắt đầu tại nút giao giữa quốc lộ 1 và đường vành đai 4 trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội và kết thúc tại nút giao giữa cao tốc Hà Nội Hải Phòng và đường vành đai 4 tại Văn Giang, Hưng Yên.

Theo quy hoạch, cầu Mễ Sở sẽ nằm ở đoạn giữa trạm bơm Hồng Vân, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội với phà Mễ Sở thuộc tuyến vành đai 4, khu vực tỉnh Hưng Yên.

Cầu Hồng Hà 

Vào năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt bản đồ quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 thuộc vùng thủ đô Hà Nội đối với đoạn tuyến phía Nam quốc lộ 18, trong đó có bao gồm kế hoạch xây dựng cầu Hồng Hà vượt sông Hồng, cụ thể như sau:

“Tuyến vượt sông Hồng tại vị trí cầu Hồng Hà (phía Bắc cầu tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh; phía Nam cầu tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng)”.

Hình ảnh minh họa vị trí làm cầu Hồng Hà

Như vậy, theo quy hoạch, cầu Hồng Hà sẽ là cầu nối giữa huyện Đan Phượng với huyện Mê Linh của thủ đô Hà Nội. Theo đó, về phía Nam, cây cầu này sẽ nằm trên địa phận xã Hồng Hà huyện Đan Phượng và giao cắt với đường Hồng Hà tại đoạn chùa Gia Lễ, khu giữa của trường THCS Liên Hồng với thôn Bồng Lai. Về phía Bắc, cây cầu này thuộc địa phận đê tả sông Hồng, nằm trên xã Văn Khê, chỗ gần trường tiểu học Văn Khê C.

Như vậy cùng với cầu Mễ Sở, cầu Hồng Hà sẽ hoàn thiện tuyến vành đai 4 đảm bảo kết nối thông suốt giữa các quận huyện của Hà Nội với nhau và với các tỉnh thành lân cận.

Cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên là một trong những dự án cầu vượt sông Hồng trọng yếu của Hà Nội trong thời gian tới. Cây cầu này có nhiệm vụ kết nối hai bờ đông tây của sông Hồng mà cụ thể là kết nối quận Tây Hồ với Long Biên và Đông Anh, Hà Nội. Đồng thời sau khi đưa vào hoạt động cây cầu này cũng sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài về đến trung tâm chính trị của Việt Nam tại Ba Đình.

Theo quy hoạch, cầu Tứ Liên có điểm đầu giao cắt với đường Nghi Tàm và kết thúc tại nút giao  quốc lộ 5 kéo dài. Cầu có tổng chiều dài khoảng 4,84 km.

Hình ảnh minh họa thiết kế cầu Tứ Liên

Về mặt thiết kế, đây sẽ là cây cầu dây văng bắc qua sông Hồng dài nhất Việt Nam. Theo đó cầu sẽ sở hữu thiết kế dây văng xoắn với các nhịp lớn cùng hai hệ cột trụ tạo thành hình ảnh 4 con rồng bay lượn trên mặt nước ngụ ý cho mảnh đất Thăng Long- Rồng Bay của Hà Nội.

Dự kiến sau khi xây dựng, cầu Tứ Liên không chỉ là tuyến giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ về kinh tế- xã hội của các quận huyện trên thủ đô mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm Hà Nội.

Cầu Trần Hưng Đạo

 

Cầu Trần Hưng Đạo là dự án cầu vượt sông Hồng nối các quận trung tâm của Hà Nội với quận Long Biên của thành phố.

Hình ảnh minh họa cầu Trần Hưng Đạo

Theo dự kiến, cầu Trần Hưng Đạo sẽ có điểm bắt đầu nằm tại ngã năm thuộc nút giao với đường Lê Thánh Tông thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng và kết thúc tại điểm cuối đường Nguyễn Văn Linh nối với đường quy hoạch tại phường Việt Hưng thuộc quận Long Biên, Hà Nội.

Theo quy hoạch, cầu Trần Hưng Đạo sẽ có tổng chiều dài lên đến 5,5km bao gồm các phần: cầu chính, đường và nút giao hai đầu cầu. Riêng phần cầu chính vượt sông dài 2,4km. Mặt cầu dự kiến rộng 31m chia thành 6 làn xe cơ giới với tốc độ lên đến 80km/h và 2 dải đường dành cho người đi bộ.

Dự kiến, khi đưa vào hoạt động cầu Trần Hưng Đạo sẽ là tuyến giao thông trọng điểm kết nối khu vực trung tâm thành phố với các quận huyện ngoại ô đồng thời thúc đẩy khu vực Long Biên phát triển mạnh mẽ. 

Cầu Vĩnh Tuy 2

Theo dự kiến cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ được thiết kế với hình dáng tương tự như cầu Vĩnh Tuy 1.

Về quy hoạch, cầu có điểm bắt đầu tại Km0+840( nút giao của đường Nguyễn Khoái với đường Minh Khai và kết thúc tại Km4+321,62 tại nút giao với đường Long Biên- Thạch Bàn, thuộc đường Cổ Linh.

Dự kiến, cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ sớm được triển khai thi công nhằm khép kín tuyến vành dài 2 của thủ đô Hà Nội.

Cầu Ngọc Hồi

Hình ảnh minh họa vị trí cầu Ngọc Hồi

Theo dự kiến cầu Ngọc Hồi sẽ là cây cầu vượt sông Hồng giúp kết nối huyện Thanh Trì của Hà Nội với Văn Đức, Gia Lâm- khu vực tiếp giáp với thị trấn Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên.

Về quy hoạch cây cầu này sẽ có chiều dài lên đến 13,8km bao gồm 6 làn xe với tổng mức đầu tư lên đến 4.880 tỷ đồng.

Theo đó khi đi vào hoạt động cầu Ngọc Hồi sẽ giữ vãi trò trọng yếu tại tuyến giao thông cửa ngõ phía Nam của thủ đô, tiếp nối trực tiếp với tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và tuyến đường liên tỉnh Hà Nội- Hưng Yên. Mặt khác, sự xuất hiện của cầu Ngọc Hồi tại đây cũng góp phần giảm tải tình trạng quá tải của cầu Thanh Trì, giúp các phương tiện tham gia lưu thông có thêm nhiều cung đường để lựa chọn khi di chuyển.

  1. Cầu Phú Xuyên: Đang cập nhật thông tin
  2. Cầu Vân Phúc: Đang cập nhật thông tin
  3. Cầu Thăng Long mới: Đang cập nhật thông tin
  4. Cầu Thượng Cát: Đang cập nhật thông tin

Trên đây là những thông tin về các cây cầu đã, đang và sắp được xây dựng tại Hà Nội. Chắc chắn, sự xuất hiện của những cây cầu này không chỉ mang ý nghĩa tích cực về giao thông vận tải mà còn thúc đẩy nền kinh tế xã hội của những vùng phụ cận mà nó đi qua một cách  mạnh mẽ. Cách riêng, sự xuất hiện của những cây cầu này cũng mang đến luồng sinh khí mới cho những dự án BĐS mà nó đi qua.

Đặc biệt, nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn về sức ảnh hưởng của những cây cầu đối với thị trường bất động sản hoặc cần tư vấn lựa chọn vị trí đầu tư BĐS an toàn và sinh lời hiệu quả nhất, anh chị hãy gọi cho Nghĩa để được tư vấn ngay hôm nay!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời